Mọc mụn ở trán: Làm sao để trị mụn trán?

455

- Advertisement -

Mọc mụn ở trán: Làm sao để trị mụn trán?

Mụn trên trán thật khiến bạn rất mất tự tin mà không biết làm sao? Đơn giản thôi. Chỉ cần hiểu rõ nguyên nhân mọc mụn ở trán, bạn sẽ biết được làm thế nào để loại bỏ nó. Có rất nhiều cách trị mụn trán dành cho bạn giúp bạn có làn da mịn màng láng đẹp. Điều quan trọng là bạn phải chọn đúng phương pháp trị mụn phù hợp đúng với tình trạng mụn trên trán của bạn.

Mụn ở trán: Nguyên nhân và cách trị mụn trán
Mụn ở trán: Nguyên nhân và cách trị mụn trán

Nguyên nhân gây mụn trên trán là gì?

Nếu bạn đang tự hỏi “Điều gì gây ra mụn ở trán?”, có thể bạn đã nghe nói về bản đồ mụn.

Đây là một cách tiếp cận của y học cổ truyền khi tìm nguyên nhân gây mụn. Bản đồ mụn trên khuôn mặt sẽ chỉ ra mối liên hệ giữa các vấn đề bên trong cơ thể và vị trí mụn của bạn. Theo quan điểm này thì mụn trên trán của bạn có thể là bắt nguồn từ việc hệ tiêu hóa của bạn đang không tốt, cụ thể là như ruột và bàng quang. Có thể bạn còn có những hiện tượng sức khỏe khác như lở loét khoang miệng, lưỡi tấy đỏ,… khó chịu khi ăn uống và mất ngủ nữa đấy.

Nếu bạn không thấy mình có những hiện tượng này, có lẽ chúng ta cần cách tiếp cận hiện đại hơn. Việc mọc mụn trên trán đơn giản là do sự bít tắc lỗ chân lông, là kết quả của việc cơ thể sản sinh dư thừa bã nhờn. Bã nhờn kết hợp với tế bào chết mắc kẹt ở lỗ chân lông tạo nên mụn. Tình trạng mụn có thể trở nên nghiêm trọng khi vi khuẩn gây mụn sinh sôi nảy nở.

Tuyến bã nhờn là những tuyến nhỏ nằm bên dưới bề mặt da, sản xuất ra chất nhờn, sáp gọi là bã nhờn. Các tuyến này được tìm thấy trên khắp cơ thể, nhưng chúng tập trung nhiều ở giữa lưng, trán và cằm, đó là lý do tại sao trán là một trong những khu vực nổi mụn phổ biến nhất. Đối với nhiều người, bã nhờn gây phiền toái nhưng nó đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe làn da. Bã nhờn bảo vệ da khỏi các yếu tố bên ngoài, giúp duy trì sự dẻo dai và mềm mại của da, đồng thời ngăn ngừa da mất nước bằng cách giảm mất nước. Tuy nhiên, bã nhờn thừa có thể gây ra một số vấn đề, điển hình nhất là mụn. Chúng kết hợp với các tế bào da chết đã tồn tại trên bề mặt da, làm tắc nghẽn và giữ vi khuẩn bên trong lỗ chân lông, dẫn đến nổi mụn.

Mất cân bằng nội tiết làm tăng tiết bã nhờn

Bạn có thể tự hỏi “Mụn ở trán có phải do nội tiết tố không?” Hoàn toàn có thể đấy. Mụn trứng cá nằm dọc theo quai hàm thường liên quan đến nội tiết tố, nhưng mụn ở trán cũng có thể do nội tiết tố gây ra.

Ở tuổi dậy thì, lượng hormone thay đổi, điều này báo hiệu các tuyến bã nhờn tiết ra nhiều dầu hơn và gây ra mụn trong đó có mụn ở trán như đã đề cập trước đó. Trong khi mụn ở trán thường xuyên nhất thời kỳ dậy thì, chúng cũng có ở những người trưởng thành.

Mụn trên trán có thể xuất hiện khi người phụ nữ có kinh nguyệt, mang thai hay mãn kinh. Phụ nữ bị mụn nội tiết trên trán còn có thể do tình trạng bệnh lý như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

Căng thẳng, mất ngủ làm tăng tiết bã nhờn

Ngoài tuổi dậy thì, mụn ở trán cũng có thể được kích hoạt bởi các hormone cortisol lúc bạn căng thẳng hoặc mất ngủ. Hormone cortisol được cơ thể tạo ra để chống lại tình trạng mỏi mệt do căng thẳng hoặc mất ngủ. Loại hormone này khiến các tuyến bã nhờn tăng sản xuất bã nhờn. Bạn có thể đoán được điều gì sẽ xảy ra tiếp theo – lượng bã nhờn dư thừa này sẽ khiến mọc mụn ở trán hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng mụn trán hiện có.

Nếu bạn nhận thấy mụn ở trán có xu hướng xuất hiện vào những lúc bạn cảm thấy căng thẳng hay mất ngủ, hãy thư giãn và nghỉ ngơi nhé.

Lười vệ sinh da và tẩy da chết

Tế bào da chết thường bong ra tự nhiên theo chu kỳ vốn có của làn da. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp chúng không bong đúng lúc như vậy. Nguyên nhân có thể do lớp trang điểm, bụi bặm… không được vệ sinh thường xuyên làm nhân tố cản trở chúng lại. Kết quả là chúng sẽ gây bít tắc bã nhờn tạo nên khiến mụn trên trán bạn mọc đầy ra.

Thực ra tình hình sẽ không tệ thế nếu như bạn chịu khó chủ động tẩy da chết. Tuy nhiên, người lười vệ sinh da thường cũng lười tẩy da chết, nên đây cũng là một nguyên nhân gây mụn trán phổ biến.

Mụn trán do nguyên nhân cơ học

Đôi khi mụn trên trán của bạn không hẳn là mụn trứng cá mà là kết quả của sự kích ứng da khi bạn để vùng da trán cọ xát hoặc bị bịt kín với mũ, khăn trùm đầu. Ngoài ra, chất tạo kiểu tóc nhiều dầu hoặc sáp có thể gây bít tắc lỗ chân lông hoặc kích ứng da vùng trán sát mép tóc cũng là một nguyên nhân gây mụn ở trán phổ biến.

Nấm men gây mụn

Đôi khi mụn ở trán của bạn có thể là do một loại nấm men (Malassezia). Bạn hãy để ý kỹ xem bạn có hiện tượng da đầu bạn bị gầu hoặc một dạng hơi giống nấm đầu hay không nhé.

Để da vùng trán nhiễm bẩn

Nếu bạn có xu hướng chạm vào mặt nhiều hoặc thường xuyên chải tóc ra khỏi mặt, thói quen tưởng chừng không đáng có này có thể là nguyên nhân gây ra mụn ở trán. Bàn tay của chúng ta tiếp xúc với nhiều thứ trong ngày và bằng cách chạm vào da mặt, bạn đang truyền chất bẩn và cả vi khuẩn gây mụn sang da.

Các loại mụn ở trán

Về lý thuyết, mụn trên trán có thể là mụn không viêm như mụn đầu trắngmụn đầu đen, và cũng có thể là mụn viêm như mụn mủmụn bọcmụn nang.

Mụn trán không viêm có thể mọc ở dạng mụn ẩn hay mụn cám. Mụn trán thường xuất hiện dạng mụn đầu trắng nhiều hơn so với mụn đầu đen.

Mụn trên trán khi sưng viêm cũng xuất hiện ở dạng mụn sẩn và mụn bọc nhiều hơn so với mụn nang và mụn mủ.

Điều này có thể do đặc điểm da vùng trán mỏng hơn so với các vùng da khác trên mặt.

Các loại mụn ở trán
Các loại mụn ở trán

Cách ngăn ngừa mụn ở trán

Ngăn ngừa bao giờ cũng dễ hơn đi chữa trị. Thay vì để mụn trán mọc đầy ra rồi mới đi tìm cách chữa trị thì ngăn ngừa không để chúng xuất hiện sẽ là giải pháp tốt nhất. Sau đây là một số mẹo ngăn ngừa mụn trán hiệu quả:

Ngăn ngừa mụn trán nhờ rửa mặt đúng cách

Có một lý do tại sao đây là mẹo đầu tiên trong danh sách: giữ cho làn da của bạn sạch sẽ là một phần quan trọng trong việc chống lại và ngăn ngừa không chỉ mụn ở trán mà còn ở mọi nơi khác trên khuôn mặt của bạn. Thời điểm tốt nhất để rửa mặt là ngay trước khi đi ngủ để loại bỏ lớp trang điểm, bụi bẩn, mồ hôi và dầu tích tụ trên da suốt cả ngày.

Sử dụng chất tẩy rửa nhẹ nhàng mỗi tối trước khi ngủ. Nếu da của bạn đặc biệt dễ bị mụn hoặc nhờn, bạn cũng có thể cân nhắc rửa mặt vào buổi sáng. Tuy nhiên, hãy theo dõi kỹ phản ứng của da khi được rửa hai lần một ngày và điều chỉnh tần suất nếu bạn bắt đầu cảm thấy khô hoặc kích ứng. Rửa mặt nhẹ nhàng, lưu ý không chà xát quá mạnh hoặc mạnh tay có thể gây kích ứng da. Nhớ sử dụng nước âm ấm, không quá ấm hoặc nóng để tránh làm mất đi lớp dầu tự nhiên của da.

Ngăn ngừa mụn trán với vỏ gối sạch sẽ

Rửa mặt hàng ngày sẽ giúp loại bỏ bất kỳ tạp chất nào còn bám trên da của bạn, nhưng nếu bạn đặt mặt trên một chiếc gối bẩn mỗi đêm, mụn vẫn có thể nổi lên. Vỏ gối giữ bụi, dầu và vi khuẩn từ tóc, da của bạn và môi trường rồi lại chuyển sang da khi bạn nằm gối đầu lên, sau đó có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây ra mụn ở trán. Vì vậy hãy giặt vỏ gối của bạn 2-3 ngày một lần và thay thường xuyên để ngăn ngừa mụn ở trán nhé.

Ngăn ngừa mụn trán bằng tẩy tế bào chết

Tế bào da chết kết hợp với bã nhờn làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây ra mụn. Vì vậy hãy chịu khó tẩy tế bào chết thường xuyên để ngăn ngừa mụn mọc ở trán.

Có hai loại tẩy tế bào chết chính: hóa học và vật lý. Tẩy tế bào chết hóa học đề cập đến việc sử dụng các thành phần hóa học như axit salicylic để giúp loại bỏ tế bào da chết, trong khi tẩy da chết vật lý sẽ thường cần thêm thao tác chà xát thủ công để làm rụng tế bào da chết.

Đối với làn da mụn, lời khuyên là sử dụng tẩy tế bào chết hóa học vì việc chà xát lên da có thể gây kích ứng da và làm tình trạng mụn ở trán trầm trọng hơn.

Tẩy da chết quá nhiều cũng không tốt. Tần suất vừa phải là 4-5 ngày/lần, tuy nhiên đây là con số tham khảo thôi, bạn cần điều chỉnh tùy theo cơ địa da của mình cho phù hợp.

Ngăn ngừa mụn trán với kem dưỡng phù hợp

Nếu bạn có làn da dầu, bạn có thể nghĩ rằng quy trình chăm sóc da của mình không cần kem dưỡng ẩm. Sai lầm! Tất cả các loại da, ngay cả da dầu, đều cần được dưỡng ẩm hàng ngày.

Việc để da khô sẽ chỉ khiến da tiết quá nhiều dầu để bù đắp, kết quả là da trở nên nhờn bóng, lâu ngày sẽ trở thành da dầu và nguy cơ gây mụn rất cao. Vì vậy, để ngăn ngừa mụn ở trán hãy giữ ẩm cho da đúng cách để giúp kiểm soát lượng dầu tiết ra.

Bạn nên chọn một loại kem dưỡng dạng gel, có các thành phần làm khô thoáng lỗ chân lông mà vẫn giữ được làn da mịn màng. Kem dưỡng trị mụn Namira là một lựa chọn tốt để ngăn ngừa mụn ở trán.

Chú ý đến tóc mái để ngừa mụn trán

Nếu bạn để tóc mái hoặc nếu tóc bạn thường xuyên dính vào mặt, nó có thể gây ra mụn ở trán. Nếu tóc bạn cũng có xu hướng nhanh nhờn, hãy gội đầu thường xuyên để giúp tóc không bị dầu và bụi bẩn truyền sang da.

Nếu bạn sử dụng bất kỳ loại gel, sáp, thuốc xịt tóc hoặc các sản phẩm khác, chúng có thể góp phần gây ra mụn trên trán của bạn. Vì vậy, hãy xem kỹ nhãn thành phần của bất kỳ sản phẩm tóc nào bạn sử dụng. Nếu sản phẩm có chứa hương liệu nhân tạo hoặc thành phần làm tắc nghẽn lỗ chân lông, bạn nên đổi thành các sản phẩm không có mùi thơm, không gây mụn. Hãy nhớ xả tóc thật sạch dưới vòi hoa sen để dầu gội và dầu xả không còn bết dính trên tóc và da đầu.

Giữ vùng trán không bị cọ xát, bí bách

Bất cứ thứ gì cọ xát hoặc chạm vào vùng da trán của bạn đều có thể gây ra mụn ở trán và bao gồm các phụ kiện dành cho tóc như mũ, mũ trùm kín đầu hoặc băng đô. Nếu có thể, hãy tránh mặc những thứ này nếu bạn có làn da dễ bị mụn trứng cá, hoặc ít nhất hãy rửa sạch chúng sau mỗi lần sử dụng.

Không chạm tay vào da mặt

Ngón tay của bạn tích tụ bụi bẩn, dầu và vi khuẩn trong suốt cả ngày và nếu bạn không thường xuyên giữ chúng sạch sẽ, thì bạn sẽ lây lan chất bẩn đó lên da mỗi khi chạm vào mặt. Đây có thể là một thói quen khó bỏ, nhưng để ngăn mọc mụn ở trán, bạn nhất định phải bỏ.

Không nặn mụn tùy tiện

Dù bạn làm gì, đừng nặn mụn! Việc chọc ngoáy, bóp nặn mụn trán sẽ đẩy dầu, bụi bẩn và vi khuẩn vào sâu hơn trong lỗ chân lông và có thể gây nhiễm trùng hoặc nổi lên những cái mụn trán mới. Nó cũng có thể gây kích ứng da và có khả năng gây tổn thương, trở nên lâu lành, có nguy cơ cao để lại sẹo mụn hoặc thâm mụn.

Giữ sạch cọ trang điểm giúp ngừa mụn trán

Khi bị mụn trên trán, bạn sẽ muốn che đi bằng lớp trang điểm, tuy nhiên trang điểm có thể khiến mọc mụn ở trán nhiều hơn, do lớp trang điểm có thể gây bít tắc lỗ chân lông.

Vì vậy, để ngăn ngừa mọc mụn ở trán khi trang điểm, hãy giữ cọ trang điểm và các dụng cụ trang điểm khác thật sạch sẽ. Việc làm sạch chúng thường xuyên sẽ giảm thiểu nguy cơ phát triển mụn trán đấy.

Ngoài ra, khi chọn dùng mỹ phẩm trang điểm, bạn cũng nên kiểm tra nhãn sản phẩm và đảm bảo rằng chúng không chứa dầu hoặc không gây mụn.

Giữ vệ sinh sạch sẽ khi tập thể thao

Tập thể dục thể thao chắc chắn rất tốt cho cơ thể, giúp giảm stress, căng thẳng nên giảm nguy cơ hình thành mụn.

Tuy nhiên nếu bạn không có được thói quen tập luyện và vệ sinh cơ thể đúng cách, bạn lại có nguy cơ hình thành mụn, bao gồm mụn ở trán. Các dụng cụ phòng gym là nơi rất nhiều người sử dụng nên rất nhiều vi khuẩn. Bạn sử dụng chúng và dùng tay quệt mồ hôi trán, và kết quả là mọc mụn ở trán.

Khi tập luyện, mồ hôi và bã nhờn tiết mạnh. Điều quan trọng để ngăn ngừa mụn trán cũng như các loại mụn khác trên cơ thể là bạn phải tắm rửa sạch sẽ ngay, nếu không chúng sẽ gây bít tắc lỗ chân lông đấy.

Làm thế nào để trị mụn ở trán?

Chúng tôi sẽ đề cập một số cách trị mụn ở trán phổ biến được nhiều người sử dụng vì tính hiệu quả của chúng.

Trị mụn trán bằng Axit salicylic

Axit salicylic là một axit beta-hydroxy (BHA) và là chất tẩy tế bào chết hóa học giúp giảm sự xuất hiện của nếp nhăn, cải thiện tông màu và cấu trúc da, đồng thời nhẹ nhàng loại bỏ tế bào chết để lộ làn da mịn màng hơn. Nó cũng thâm nhập sâu trong lỗ chân lông để làm sạch bụi bẩn, dầu và vi khuẩn. So với các axit alpha-hydroxy như axit glycolic, axit salicylic và các BHA nhẹ khác, Axit Salicylic trở thành sự lựa chọn tuyệt vời cho những người có làn da nhạy cảm. Tuy nhiên, để tránh kích ứng tiềm ẩn, tốt nhất bạn nên luôn test trước khi dùng.

Bạn cũng nên sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm chăm sóc da có chứa Axit Salicylic như tẩy trang, sữa rửa mặt, kem dưỡng, nước hoa hồng, serum… để trị mụn trên trán nhé.

Trị mụn trán bằng phương pháp hút mụn

Đối với mụn trán ở dạng mụn cám hay mụn đầu trắng, phương pháp hút mụn bằng máy là hiệu quả, giúp sạch mụn và giảm tình trạng mụn. Máy hút Aqua Namira kết hợp dung dịch BHA, AHA Namira là một sự lựa chọn được nhiều spa Hàn Quốc yêu thích.

Phương pháp hút mụn trán
Phương pháp hút mụn trán

Trị mụn trán bằng cách lấy nhân mụn

Đối với mụn trán ở dạng mụn đầu đen hoặc mụn bọc, liệu pháp lấy nhân mụn là thích hợp. Đây là phương pháp được nhiều spa sử dụng. Tuy nhiên bạn cần lưu ý là việc này chỉ để cho các chuyện gia làm, bạn tuyệt đối không tự ý nặn mụn tại nhà nhé.

Trị mụn trán bằng ánh sáng, laser

Liệu pháp ánh sáng, laser sẽ giúp diệt khuẩn sâu dưới lỗ chân lông, đồng thời tác động vào tuyến bã nhờn, kìm hãm sự sản sinh bã nhờn cũng như thu hẹp lỗ chân lông, nhờ đó kiểm soát và làm giảm tình trạng mụn trán đáng kể.

Trị mụn trán bằng lăn kim và vi kim

Các phương pháp này sẽ tái tạo làn da mạnh mẽ, đẩy làn da cũ cùng mụn lên bề mặt, thay thế làn da mới. Nhờ đó thải độc và trị mụn rất hiệu quả, nhất là đối với mụn ở trán. So với lăn kim, sử dụng vi kim sinh học an toàn và ít đau hơn nhiều.

Trị mụn trán với nguyên liệu tự nhiên

Trà xanh, tràm trà, nghệ, chanh dấm, mật ong… là những nguyên liệu có thể giúp bạn trị mụn ở trán ở nhà nếu bạn ngại đi đến spa, thẩm mỹ viện hay phòng mạch.

Chẳng hạn như trà xanh đã được chứng minh là giúp giảm cholesterol và cải thiện lưu lượng máu, ngoài ra nó còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do. Ngoài những lợi ích về sức khỏe, trà xanh cũng có thể giúp giảm mụn, giảm viêm và làm dịu da. Chiết xuất trà xanh có chứa epigallocatechin-3-gallate (EGCG), một polyphenol giúp giảm sản xuất bã nhờn, do đó làm giảm mụn.

Leave A Reply

Your email address will not be published.