Mụn mủ, nguyên nhân và cách trị mụn mủ

285

- Advertisement -

MỤN MỦ, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ MỤN MỦ

Mụn mủmụn trứng cá có dấu hiệu của nhiễm trùng da do virus, vi khuẩn hoặc nấm. Điều trị mụn mủ luôn là điều được mọi người quan tâm do mức độ nghiêm trọng của nó.

Bằng mắt thường quan sát thì đó là một mảng da nhỏ phồng lên, chứa đầy mủ, xuất hiện như những mụn trắng được bao bọc bởi da đỏ. Thông thường, chúng được nhìn thấy ở lưng, mặt, vai, nách và bẹn. Mụn mủ nhỏ sẽ tự khỏi, trong khi mụn mủ để lâu hoặc lớn thì cần can thiệp y tế ngay lập tức.

Mụn mủ là những vết loét nhỏ, có mủ trên bề mặt da. Chúng lớn hơn những nốt mụn trứng cá bình thường và trông giống như mụn nước. Đây là một tình trạng da rất phổ biến, đặc biệt là ở thanh thiếu niên. Bạn có thể điều trị mụn mủ bằng thuốc hoặc tiểu phẫu trong trường hợp nghiêm trọng nếu chúng trở nên khó chịu.

Mụn mủ - cách trị mụn mủ
Mụn mủ – cách trị mụn mủ

Cơ thể chúng ta sản xuất các tế bào bạch cầu như một phản ứng phòng vệ để chống lại các bệnh nhiễm trùng như viêm nang lông, dẫn đến hình thành mủ. Chất mủ này đọng lại ở các lỗ chân lông trên da và tạo thành mụn mủ.

Nguyên nhân của mụn mủ là gì?

Sự tắc nghẽn của các lỗ chân lông trên da do bã nhờn (dầu) và tế bào da chết dẫn đến hình thành mụn trứng cá. Đôi khi, cơ thể phản ứng lại sự tích tụ này bằng cách kích hoạt phản ứng viêm, dẫn đến hình thành các vết đỏ, sưng gọi là mụn sẩn.

Điểm bít tắc lỗ chân lông tạo ra môi trường yếm khí lý tưởng cho vi khuẩn gây mụn sinh sôi nảy nở, khiến tình trạng mụn bị tổn thương nặng hơn, kích hoạt phản ứng miễn dịch trong cơ thể với sự xuất hiện của các tế bào bạch cầu. Bạch cầu tìm cách tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, và kết quả của trận chiến là dịch mủ. Đó là nguyên nhân cơ bản và cơ chế hình thành của mụn mủ.

Tuy nói ngắn gọn như vậy nhưng có rất nhiều yếu tố dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến:

Mất cân bằng nội tiết

Mụn mủ có thể là một loại mụn nội tiết. Mất cân bằng nội tiết tố là nguyên nhân chính khiến da tăng tiết bã nhờn. Bã nhờn dư thừa quá mức sẽ tăng nguy cơ bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn.

Mất cân bằng nội tiết thường xảy ra ở tuổi dậy thì hoặc kỳ kinh nguyệt, lúc mang thai hay mãn kinh của phụ nữ. Hội chứng buồng trứng đa nang cũng là một nguyên nhân gây mụn.

Chế độ chăm sóc da

Vệ sinh da không đúng cách như để bụi bặm, lớp tẩy trang, mồ hôi bết dính trên mặt khiến tế bào da chết không bong ra được, gây tắc nghẽn sự thoát ra của bã nhờn là một trong những nguyên nhân gây mụn trứng cá trong đó có mụn mủ. Tình trạng mụn mủ càng phổ biến hơn đối với những người lười tẩy da chết.

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống nhiều đường sữa, nhiều chất cay nóng, nhiều dầu mỡ cũng được cho là nguyên nhân gây mụn. Uống đồ uống có cồn, chất kích thích, hút thuốc là cũng khiến tình trạng mụn trứng cá trầm trọng trở thành mụn mủ.

Mất ngủ căng thẳng

Mất ngủ hay căng thẳng đều khiến cơ thể sản sinh ra hormone cortisol để chống lại sự mệt mỏi do mất ngủ hay căng thẳng. Hormone này kích thích tuyến bã nhờn tăng sinh bã nhờn. Vì vậy mất ngủ hay căng thẳng thường xuyên đều khiến bạn dễ nổi mụn.

Cơ địa da

Mất cân bằng nội tiết, chế độ vệ sinh da không tốt, chế độ ăn uống hay căng thẳng stress, mất ngủ… có thể là những nguyên nhân gây mụn trứng cá thông thường nhưng không nhất thiết khiến bạn có mụn mủ. Sự hình thành mủ là kết quả của trận chiến giữa vi khuẩn gây mụn và bạch cầu. Nên thực chất việc mụn trứng cá của bạn trở thành mụn mủ hay không thì phụ thuộc yếu tố cơ địa da.

Cơ địa da quyết định việc vi khuẩn gây mụn sinh sôi và mức độ tổn thương của nang lông đến đâu. Cơ địa da quyết định cách mà cơ thể phản ứng lại với sự bít tắc lỗ chân lông và vi khuẩn gây mụn dẫn đến hình thành mụn mủ.

Các nguyên nhân khác

+ Bệnh vẩy nến: Đây là một tình trạng da tự miễn dịch, dẫn đến việc hình thành các mảng vảy đỏ trên da. Bất kỳ nhiễm trùng, căng thẳng và sử dụng một số loại thuốc như ibuprofen, calcipotriol và prednisone có thể gây ra phản ứng tự miễn dịch và dẫn đến bệnh vẩy nến.

+ Bệnh trứng cá đỏ Rosacea: Đây là một tình trạng da phổ biến, gây mẩn đỏ, lộ mao mạch và nổi mụn trên mặt. Bệnh trứng cá đỏ dạng viêm, một dạng cụ thể của tình trạng da, cũng có thể tạo ra mụn mủ.

+ Bệnh thủy đậu: Đây là một bệnh nhiễm trùng do vi rút gây ra phát ban ngứa và mụn nước trên da. Khi bệnh tiến triển, các tổn thương da này có thể trở thành mụn mủ.

+ Đậu mùa: Đây là một bệnh nhiễm vi-rút nặng có thể dẫn đến hình thành các mụn nước đầy mủ trên da.

Các dấu hiệu và triệu chứng

Mụn mủ xuất hiện như những mụn nhỏ, có màu đỏ hoặc trắng trên da. Nếu chúng xuất hiện đột ngột trên mặt, vai hoặc lưng, đó có thể là do nhiễm trùng da do vi khuẩn hoặc vi rút. Tìm đến sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn có các triệu chứng liên quan sau: Sốt, đau ở vùng có mụn mủ, sự nóng đỏ ở vùng bị ảnh hưởng, da đổ mồ hôi, buồn nôn hoặc nôn mửa, bệnh tiêu chảy

Đánh giá lâm sàng

Chuyên gia hoặc bác sĩ da liễu khám sức khỏe để biết mức độ nghiêm trọng của mụn, mức độ sưng tấy đỏ và chảy mủ. Tiền sử chi tiết của bệnh nhân về mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, cơn đau và các triệu chứng liên quan như sốt, nôn mửa hoặc tiêu chảy, được ghi nhận. Nếu tình trạng mụn của bạn phức tạp, chuyên gia hoặc bác sĩ da liễu có thể yêu cầu một số xét nghiệm trước khi đưa ra phác đồ điều trị mụn mủ cho bạn:

+ Xét nghiệm máu: Một mẫu máu được thu thập để kiểm tra xem có sự gia tăng nào đó trong tổng công thức máu hoặc số lượng bạch cầu hay không.

+ Tốc độ lắng của tế bào máu (ESR): Trong quá trình xét nghiệm này, một mẫu máu được thu thập để kiểm tra sự tắc nghẽn của các tế bào hồng cầu. Tỷ lệ tắc nghẽn (lắng) của các tế bào máu thường cao hơn ở những bệnh nhân bị nhiễm trùng hoặc tình trạng viêm.

+ Xét nghiệm hóa học huyết thanh: Một mẫu máu được thu thập để xác định nồng độ của một số hóa chất. Chúng giúp phân tích hoạt động của một số cơ quan trong cơ thể và tìm kiếm bất kỳ bất thường nào. Nó cũng giúp kiểm tra mức độ của các protein cụ thể trong máu như albumin, globulin huyết tương và các vitamin như canxi và kẽm.

+ Cấy da: Lấy mẫu mủ hoặc dịch từ tổn thương mụn mủ để kiểm tra vi trùng như vi khuẩn hoặc nấm gây nhiễm trùng. Mẫu này được nuôi cấy và sau đó làm căn cứ giúp xác định loại vi sinh vật gây nhiễm trùng.

+ Sinh thiết da: Bác sĩ trích một lượng nhỏ mô từ bề mặt da bị ảnh hưởng bằng một vết rạch nhỏ và kiểm tra nó dưới kính hiển vi. Bất kỳ sự phát triển bất thường nào của các mô đều có thể dễ dàng xác định được.

Cách điều trị mụn mủ

Mục đích của điều trị mụn mủ là loại bỏ các mụn hiện có và ngăn ngừa sự xuất hiện của các mụn mới cũng như các biến chứng như sẹo mụnthâm mụn. Mụn mủ nhỏ thường biến mất sau ba hoặc bốn ngày mà không cần điều trị cụ thể. Nhưng mụn mủ lớn cần điều trị nội khoa bằng thuốc trị mụn dạng bôi hoặc uống kháng sinh kết hợp với một số liệu pháp điều trị khác.

Thuốc trị mụn

Do mụn mủ là kết quả của sự sinh sôi và phá hoại của vi khuẩn gây mụn. Việc sử dụng thuốc trị mụn để tiêu diệt vi khuẩn là cần thiết cho bất kỳ cách trị mụn mủ nào. Một số thuốc trị mụn có thể kể đến như sau:

+ Thuốc không kê đơn như kem dưỡng da calamine hoặc gel benzoyl peroxide:

Benzoyl Peroxide giúp diệt vi khuẩn, khô cồi mụn nhưng không can thiệp vào quá trình tiết bã nhờn, và cũng có nhiều tác dụng phụ không tốt với sức khỏe. Tuy nhiên, chúng cũng có hiệu quả nhất định trong việc điều trị mụn mủ.

+ Thuốc mỡ có chứa axit salicylic hoặc lưu huỳnh:

Đây là loại thuốc trị mụn thường được bác sĩ chỉ định để trị mụn mủ. Salicylic Axit có tác dụng thông tắc lỗ chân lông và ức chế tiết bã nhờn rất tốt nhưng khả năng diệt khuẩn kém.

+ Thuốc kháng sinh uống như amoxicillin và doxycycline:

Tác dụng chính của thuốc kháng sinh là tiêu diệt vi khuẩn, rất hiệu quả đối với việc điều trị mụn mủ. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh không xử lý được vấn đề bít tắc lỗ chân lông và cũng có tác dụng phụ. Ngoài ra còn có tình trạng kháng thuốc.

+ Thuốc chứa Retinoids:

Các loại thuốc Retinoids luôn chứng minh được tính hiệu quả của mình. Để điều trị mụn mủ, người ta thường dùng Tretinoin và Isotretinoin do thuốc trị mụn này có thể tác động vào các nguyên nhân gây mụn chính (tắc nghẽn lỗ chân lông, tăng tiết bã nhờn, vi khuẩn gây mụn). Tuy nhiên tác dụng phụ của tretinoin và isotretinoin cũng rất trầm trọng, nên bạn cần có ý kiến của bác sĩ.

Lấy nhân mụn hoặc dẫn lưu dịch mủ

Nếu tình trạng mụn mủ của bạn nghiêm trọng có nhiều dịch mủ, bác sĩ có thể đề xuất lấy nhân mụn hoặc dẫn lưu dịch mủ cho bạn để giúp da bạn bớt chịu áp lực tổn thương từ mụn, giảm vi khuẩn gây mụn, tăng hiệu quả của các biện pháp điều trị mụn mủ sau đó.

Mụn mủ là loại mụn viêm phức tạp, việc lấy nhân mụn hay dẫn lưu dịch mủ nhất định phải được làm bởi chuyên gia hoặc bác sĩ da liễu. Việc tự bóp hay nặn mụn mủ sẽ mang lại hậu quả rất khó lường như lây lan vi khuẩn, để lại sẹo mụn và thâm mụn

Liệu pháp ánh sáng và laser

Liệu pháp ánh sáng và laser giúp diệt khuẩn, ức chế tuyến bã nhờn, thu hẹp lỗ chân lông nhờ đó có tác dụng hỗ trợ điều trị mụn mủ hiệu quả. Liệu pháp này sẽ ít hiệu quả cho việc trị mụn mủ nếu sử dụng đơn lẻ, vì mức độ tác động yếu so với mức độ nghiêm trọng của mụn.

Liệu pháp Vi kim sinh học

Liệu pháp vi kim sinh học kết hợp với thuốc trị mụn hoặc tinh chất trị mụn sẽ mang lại hiệu quả trị mụn mủ rất tốt mà an toàn. Đặc biệt liệu pháp vi kim sinh học giúp ngăn ngừa để lại sẹo mụn và thâm mụn sau khi điều trị khỏi mụn. Vì vậy, cho dù sử dụng cách trị mụn mủ nào, chuyên gia da liễu vẫn khuyến khích sử dụng vi kim sinh học kết hợp.

Mẹo phòng tránh ngăn ngừa mụn mủ

+ Làm sạch mặt ít nhất hai lần một ngày bằng sữa rửa mặt.

+ Tránh dùng tay hoặc kim hoặc ghim để chọc hay nặn mụn.

+ Sử dụng tẩy tế bào chết nhẹ nhàng hoặc mặt nạ như chất lột tẩy để loại bỏ tế bào da chết thường xuyên.

+ Sử dụng miếng dán thấm dầu để hút dầu ra khỏi lỗ chân lông, giữ da luôn khô thoáng.

+ Có chế độ ăn uống khoa học, chế độ sinh hoạt lành mạnh

Mụn mủ là một trong những lý do phổ biến để mọi người đến gặp bác sĩ da liễu. Trong thời kỳ hiện đại này, con người dễ bị mụn mủ do thói quen không đảm bảo như ăn đồ ăn vặt và tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Có thể ngăn ngừa mụn mủ bằng cách hạn chế để da tiếp xúc với khói bụi hoặc chất gây dị ứng và thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh.

Leave A Reply

Your email address will not be published.